Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Bánh xèo tôm nhảy

4.4. Bánh xèo tôm nhảy
Là món bánh dân dã được rất nhiều người yêu thích, bánh xèo được làm từ bột gạo có quyện một chút bột nghệ và nước cốt dừa. Phần nhân bao gồm tôm đất nhỏ nhưng chắc thịt. Đĩa bánh xèo dọn ra với sắc màu vàng của nghệ, màu trắng phau của giá, màu đỏ của tôm và màu xanh của rau hòa quyện thành một món ăn đẹp mắt.
xeo-1403-1397211107.jpg
Bánh xèo Bịnh Định dân dã với những con tôm đất thịt chắc nịch luôn hấp dẫn du khách. Ảnh: dacsanbinhdinh
Ăn món này đúng cách là phải đặt bánh xèo lên một chiếc bánh tráng, cuốn cùng rau mầm và xoài chua rồi chấm ngập vào chén nước mắm. Cắn mạnh một miếng cảm nhận vị béo của dầu, ngòn ngọt của tôm tươi, cay cay của mắm tỏi ớt, ăn kèm bánh tráng gạo mỏng và các loại rau xanh khiến du khách không thể nào quên.
Là món bánh dân dã được rất nhiều người yêu thích, bánh xèo được làm từ bột gạo có quyện một chút bột nghệ và nước cốt dừa. Phần nhân bao gồm tôm đất nhỏ nhưng chắc thịt. Đĩa bánh xèo dọn ra với sắc màu vàng của nghệ, màu trắng phau của giá, màu đỏ của tôm và màu xanh của rau hòa quyện thành một món ăn đẹp mắt.
xeo-1403-1397211107.jpg
Bánh xèo Bịnh Định dân dã với những con tôm đất thịt chắc nịch luôn hấp dẫn du khách. Ảnh: dacsanbinhdinh
Ăn món này đúng cách là phải đặt bánh xèo lên một chiếc bánh tráng, cuốn cùng rau mầm và xoài chua rồi chấm ngập vào chén nước mắm. Cắn mạnh một miếng cảm nhận vị béo của dầu, ngòn ngọt của tôm tươi, cay cay của mắm tỏi ớt, ăn kèm bánh tráng gạo mỏng và các loại rau xanh khiến du khách không thể nào quên.

BANH TRANG NUOC DUA HOAI NHON

quan tâm:

Bánh tráng nước dừa Hoài Nhơn

Có thể bạn 
Bình Định được xem là quê hương của bánh tráng, vì tương truyền rằng bánh tráng là món lương khô chiến lược được ra đời cùng với bước chân thần tốc của đội quân Tây Sơn đánh đuổi ngoại xâm. Và có lẽ chỉ có bánh tráng nước dừa là mang nhiều sắc thái Bình Định nhất – rất đạm bạc, thơm ngon và hiếu khách. bánh tráng nước dừa có bề mặt lớn bằng chiếc mâm thau, cộm lên những xác cơm dừa và mè hạt. Nguyên liệu chính để làm bánh tráng nước dừa là củ mì xát nhỏ, lọc kỹ với nước và gia vị. Cơm dừa được mài vụn lấy nước cốt từ chiều hôm trước, bột và gia vị chuẩn bị sẵn.
image021(1)
Trong lúc chờ nước trong nồi sôi, người ta trộn đều bột với nước cốt dừa, vừng, gia vị. Khi nước sôi, múc bột đổ vào khuôn vải được căng trên miệng nồi, dùng gáo múc bột tráng đều trên mặt khuôn có chiều rộng bằng cái sàng gạo, đậy vung chừng 2 phút thì vớt bánh ra vỉ, cứ đủ 10 cái là phơi ra nắng. Tráng cho xong chiếc bánh rất đơn giản. Nhưng để cái bánh vừa tròn vừa đều, kích cỡ, độ dày xêm xêm nhau lại đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Chỉ múc nhiều hoặc ít bột một tý, chiếc bánh sẽ to nhỏ không đều. Tráng không đều tay, chiếc bánh sẽ không tròn hoặc chỗ dày, chỗ mỏng… Chiếc bánh được vớt ra bằng chiếc que tre, trải tấm bánh vừa tráng xong lên vỉ cũng vậy. Động tác này chỉ được phép làm một lần, nếu đặt sai vị trí, gỡ ra đặt lại thì chiếc bánh sẽ bị rách. Khi phơi, làm sao cho bánh không bị cong cũng là một bí quyết. Những chiếc bánh tráng phơi khô, xếp lại một chồng được ràng (buộc) bằng dây chuối, vậy là được một ràng bánh tráng.
Là món ăn ngon, giản dị, chỉ cần nướng nở thật đều qua lửa than. Khi gặp lửa, bánh căng phồng lên, nước dừa cứ ứa ra như lớp mỡ, dậy mùi béo ngậy, chưa ăn đã thấy mùi thơm quyến rũ. Nhai vào miệng giòn tan, vị béo của dừa hòa quyện với vị béo của mè, mùi hành kết hợp với mùi tiêu, vị ngọt của bột ngọt quyện với vị cay của tiêu tạo thành hương vị dân dã rất đậm đà, vô cùng hấp dẫn. Ăn bánh tráng nước dừa không cần bàn ghế bài bản, vừa ăn vừa nói chuyện, gặp ai cũng mời, cũng chia một phần. Có lẽ vì thế mà nó còn có tên là bánh thơm thảo.


Read more: http://dulichhanoi.vn/banh-trang-nuoc-dua-hoai-nhon#ixzz3TUfzaqci

CAY MI HOAI NHON

CAY NGO HOAI NHON

Ảnh trên Dòng thời gian





Ngô - lựa chọn số một ở Bình Định

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

CACH CHE BIEN CU KIEU

Thêm một ít gia vị và nguyên liệu vào các món tuyền thống, bạn đã mang đến sự mới lạ, hấp dẫn cho mâm cỗ ngày xuân.


Nguyên liệu:
- 100g củ kiệu ngâm chua
- 100g kim chi (kiểu Việt Nam)
- 50g tôm khô
- 200g cồi sò điệp
- 3/4 thìa cà phê hạt nêm
- Rau mùi
- Dầu ăn.
Thực hiện:
- Cho tôm khô vào nước củ kiệu ngâm chua, ngâm tôm trong nước kiệu sao cho thấm đều, để tôm nở vừa ăn.
- Cồi sò điệp rửa sạch, để ráo. Nếu mua sò điệp còn vỏ, bạn nên ngâm cho sò nhả hết đất cát. Sau đó, bạn dùng dao nhọn, tách nhẹ lấy phần thịt sò ra.
- Đun nóng ít dầu ăn trong chảo, cho sò điệp vào xào chín, nêm hạt nêm, ớt bột và ít nước kim chi. Đảo nhanh tay.
- Xếp củ kiệu ra đĩa cùng kim chi, sò điệp và tôm khô.
Trang trí thêm ít rau mùi đã nhặt, rửa sạch để tăng phần hấp dẫn cho món ăn.
Mách bạn:
- Nếu muốn tôm khô nhanh mềm, bạn có thể ngâm với nước sôi khoảng 10 phút. Vớt ra vắt ráo nước rồi cho vào nước củ kiệu ngâm chua trộn đều, tôm khô sẽ mềm và thấm gia vị.

Nguồn: vnnavi

MON NGON BINH DINH

món ngon bình định : bún dây

Bún dây Hoài Nhơn (Bình Định) là món ăn dân dã nhưng lại hấp dẫn thực khách bởi hương vị đậm chất hương đồng nội.
Bún dây được làm từ loại gạo gạch mà người dân thu hoạch từ vụ trước. Gạo gạch cứng hạt, nhiều tinh bột nên sợi bún sẽ có vị dai mà không cần đến hàn the. Gạo vút (vo) với nước nhiều lần cho sạch, ngâm với nước tro. Tro ngâm gạo phải là tro mịn và là tro củi, cho tro vào thau nước, quậy đều rồi vớt bỏ các tạp chất nổi lên trên mặt nước.
Chờ cho tro lắng xuống đáy thau thì chắt lấy phần nước trong phía trên đem ngâm gạo khoảng sáu giờ cho gạo mềm. Xay gạo thành bột mịn rồi hấp cho bột chín. Khi hấp phải dùng đũa khuấy liên tục cho bột chín đều. Khi bột đặc sánh lại và ráo nước thì tắt bếp.
 bún dây
Ảnh minh họa